Vốn điều lệ là gì? Sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

admin
18-07-2021

Vốn điều lệ là gì?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp: Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Góp vốn là việc các thành viên đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền vnd, vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng tiền vnd được ghi trong Điều lệ công ty do các thành viên góp tạo thành vốn của công ty.

Ý nghĩa của vốn điều lệ đối với doanh nghiệp

 Một số lưu ý về vốn điều lệ

Các doanh nghiệp được tự do đăng ký vốn điều lệ của công ty mình và không có ràng buộc về quy mô vốn đối với quy định của pháp luật. Cổ đông hay người góp vốn sẽ phải chị trách nhiệm với khoản vốn góp của mình. Tuy nhiên, người góp vốn nên đăng ký khoản vốn điều lệ tối thiểu phù hợp để thuận lợi hơn trong các giao dịch kinh doanh. Vốn điều lệ tối thiểu chỉ là mức vốn được đăng ký với sở kế hoạch và đầu tư chứ không phải vốn thực góp của các cổ đông. Để hiểu hơn về nguồn vốn của doanh nghiệp, bạn cần tìm hiểu thêm về vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu phản ánh số liệu và tình hình tăng giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ Doanh nghiệp và các thành viên góp vốn trong công ty. Một Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu là do góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn mà Doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán và tất nhiên không phải là một khoản nợ.

Sự khác nhau giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số vốn đăng ký khi thành lập doanh nghiệp và thường không thay đổi, nếu muốn thay đổi phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý. Còn vốn chủ sở hữu có thể thay đổi liên tục hàng quý qua quá trình vận hành của Doanh nghiệp. Khi Doanh nghiệp phát hành cổ phần mới có thể phát sinh khoản thặng dư vốn tác động đến vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, việc chuyển đổi các trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần, tức là biến tài sản nợ thành tài sản, khi đó vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên.

Trường hợp vốn điều lệ lớn hơn vốn chủ sở hữu có thể bắt nguồn từ việc chưa góp đủ vốn hay vốn chủ sở hữu giảm đi do phần lỗ trong hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư cần căn cứ vào vốn điều lệ để có thể biết được số cổ phần mà công ty đã phát hành. Trong nhiều trường hợp, thông tin này được sử dụng làm căn cứ pháp lý khi Doanh nghiệp phát sinh các vấn đề về tranh chấp, giải thể, hay đơn giản để biết được liệu một Doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp đủ vốn hay chưa. Nếu phát sinh các vấn đề tranh chấp, hay phải bồi thường, các cổ đông có nghĩa vụ góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký. Đây là yêu cầu pháp luật để bảo đảm quyền lợi các bên liên quan, đặc biệt là chủ nợ của công ty.

Bài viết liên quan

Chỉ số VN Diamond, VNFIN Lead và VNFIN Select là...

admin
12-02-2022
Đặc điểm chỉ số VN Diamond, VNFIN LEAD, VNFIN SELECT và danh mục cổ phiếu thành phần

Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch chứng khoán

admin
09-01-2022
Cách mở tài khoản giao dịch chứng khoán miễn phí qua app MBS Mobile

Dịch vụ tư vấn chứng khoán qua nhóm Zalo

admin
27-10-2021
Dịch vụ tư vấn chứng khoán qua Room Zalo

Dịch vụ ủy thác đầu tư chứng khoán

admin
27-10-2021
Dịch vụ ủy thác đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư cá nhân